Thay đổi các đơn vị hành chính Vĩnh_Phú_(tỉnh)

Khi hợp nhất, tỉnh Vĩnh Phú ban đầu có tỉnh lỵ là thành phố Việt Trì, 3 thị xã: thị xã Phú Thọ, Phúc Yên, Vĩnh Yên và 18 huyện: Bình Xuyên, Cẩm Khê, Đa Phúc, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Kim Anh, Lâm Thao, Lập Thạch, Phù Ninh, Tam Dương, Tam Nông, Thanh Ba, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Yên Lãng, Yên Lập.

Ngày 26 tháng 6 năm 1976, thị xã Phúc Yên chuyển thành thị trấn thuộc huyện Yên Lãng.

Theo Quyết định số 178-CP[1] ngày 5-7-1977 của Hội đồng Chính phủ, hợp nhất các huyện sau đây:

Ngày 29 tháng 12 năm 1978, huyện Mê Linh (trừ 14 xã, 1 thị trấn thuộc huyện Bình Xuyên cũ và 4 xã thuộc huyện Yên Lạc cũ) và huyện Sóc Sơn được sáp nhập vào Hà Nội[2].

Ngày 26 tháng 2 năm 1979, chia huyện Tam Đảo thành 2 huyện Tam Đảo và Lập Thạch[3]. Đồng thời, sáp nhập 14 xã, 1 thị trấn thuộc huyện Bình Xuyên cũ của huyện Mê Linh vào huyện Tam Đảo; sáp nhập 4 xã thuộc huyện Yên Lạc cũ của huyện Mê Linh vào huyện Vĩnh Lạc.

Năm 1980, tỉnh Vĩnh Phú có 1 thành phố Việt Trì (tỉnh lỵ), 2 thị xã Phú Thọ, Vĩnh Yên và 8 huyện Tam Đảo, Tam Thanh, Lập Thạch, Vĩnh Lạc, Sông Thao, Sông Lô, Phong ChâuThanh Sơn.

Ngày 22 tháng 12 năm 1980, huyện Sông Thao tách thành 2 huyện Yên Lập và Sông Thao, tách huyện Sông Lô thành 2 huyện Đoan HùngThanh Hòa[4].

Ngày 12 tháng 8 năm 1991, chuyển huyện Mê Linh thuộc thành phố Hà Nội về tỉnh Vĩnh Phú[5].

Ngày 7 tháng 10 năm 1995, chia lại huyện Thanh Hòa thành 2 huyện Thanh BaHạ Hòa; chia lại huyện Vĩnh Lạc thành 2 huyện Vĩnh TườngYên Lạc[6].

Đến cuối năm 1995, tỉnh Vĩnh Phú có 16 đơn vị hành chính gồm: thành phố Việt Trì (tỉnh lị), 2 thị xã Phú Thọ, Vĩnh Yên và 13 huyện: Đoan Hùng, Hạ Hòa, Lập Thạch, Mê Linh, Phong Châu, Sông Thao, Tam Đảo, Tam Thanh, Thanh Ba, Thanh Sơn, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Yên Lập.

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX ra nghị quyết chia tỉnh Vĩnh Phú để tái lập tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc.

Liên quan